Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2009

Kiến trúc xanh khởi nguồn cho xu hướng kiến trúc đương đại

Với những lập luận: nhà chưa đủ để ở với người thu nhập thấp, chưa đủ đẹp vừa ý người thu nhập cao… hơi đâu mà nghĩ đến “xanh”, đến “môi trường” nên trong một số giai đoạn trước đây, khái niệm “Kiến trúc xanh”, “Kiến trúc bền vững với môi trường”… là những khái niệm thiếu tính thực tế và tính kinh tế.Tuy nhiên, trong tình trạng khủng hoảng về năng lượng,tài nguyên và môi trường thiên nhiên hiện nay, khẩu hiệu “Everything will be blue – blue is the inspiration”, mọi thứ sẽ là “kiến trúc xanh” và “kiến trúc xanh” chính là cảm hứng. Cùng với sự phát triển ồ ạt của các công nghệ tiên tiến trong thiết kế, xây dựng và thông tin viễn thông, thiết kế ngày càng đến gần hơn với con người.

Quan niệm đúng về kiến trúc xanh

Không nên nhầm lẫn giữa kiến trúc xanh với hình ảnh của các khu nghỉ sang trọng rợp bóng cây hay các toà nhà hi-tech cực hiện đại. Một cách ngắn gọn và cụ thể, có thể dựa trên các câu hỏi doCơ quan uy tín về kiến trúc Hoa Kỳ - American Institute of Architects - hàng năm khi bình chọn trao giải công trình xanh như: Có sử dụng năng lượng hiệu quả không? Có tận dụng ánh sáng tự nhiên và tiết kiệm nước không? Công trình có hoà nhập với cộng đồng chung quanh không? Tóm lại, cái mà ta xây có tác động thế nào đến môi trường tự nhiên và xã hội chung quanh ta? để hiểu được khái niệm “Kiến Trúc Xanh”.Cũng không nên quan niệm “xanh” là hoàn toàn không dùng máy lạnh, mà nên hiểu là trong phương án thiết kế có sử dụng các giải pháp cách nhiệt tốt, che chắn nắng tốt…, để máy lạnh hoạt động thấp mà hiệu quả cao. Xanh cũng không phải là không dùng kính (vì kính giúp đưa ánh sáng vào nhà giảm chi phí chiếu sáng) nhưng phải dùng kính hai lớp, phản quang, cách nhiệt, cách âm, chống bụi tốt. ở những nơi có thể, người ta tận dụng tối đa thông thoáng tự nhiên, cải tạo vi khí hậu quanh nhà bằng cây xanh, hồ nước, thảm cỏ… Từ đó tiến dần đến ngôi nhà hoàn toàn dùng thông thoáng tự nhiên (passive house).Cần phải tránh thái độ cực đoan về kiến trúc xanh (xanh là mái nhà tranh trong vườn cây xanh mướt) vì đời sống hiện đại không phải lúc nào cũng như thế được. Luôn cần có sự hiểu biết sâu sắc về môi trường tự nhiên và xã hội trước khi đề ra giải pháp thiết kế cho “kiến trúc xanh”. Khác với vùng ôn đới: mặt trời luôn ở phía bắc hay phía nam, tuỳ thuộc nhà ở nam hay bắc bán cầu mà mở cửa sổ về hướng đó để lấy nhiệt. Vùng nhiệt đới thì ngược lại, cần tránh nhiệt, mặt trời nằm ở phía đông và tây nên tường quay về phía đó và phải được che chắn cách nhiệt tốt. Mái nhà là nơi bị chiếu sáng suốt ngày nên phải chống nóng cho mái nên có thể dùng mái có nước, nước cản nóng rất tốt. Dĩ nhiên nó sẽ sinh nhiều vấn đề như muỗi chẳng hạn. Cho nên tuỳ theo vị trí mái có chăm sóc, bảo trì dễ hay không để khắc phục: Thả cá được không? Làm vườn cảnh được không?

Lợi ích của kiến trúc xanh…

Trước hết, kiến trúc xanh mang đến cái lợi trực tiếp chứ không viển vông: giá điện ngày càng cao và nếu tuân thủ thiết kế xanh, hoá đơn tiền điện sẽ giảm rất nhiều do ta giảm được máy lạnh, điện chiếu sáng, điện nấu nước nóng… Chi phí y tế ngày càng cao, nên nếu thiết kế xanh, căn nhà sẽ có bầu không khí sạch, giảm thiểu bụi bặm và các hoá chất (có rất nhiều trong vật liệu xây dựng, đồ nội thất, các loại sơn, thảm…) giúp ta giữ gìn sức khoẻ, giảm các chi phí y tế…Thứ hai, mối đe doạ từ sự xuống cấp của môi trường ngày càng sát sườn: những làng ung thư do môi trường bị ô nhiễm, thông tin về lượng bụi làm giảm chất lượng không khí của Hà Nội đến mức người ở Hà Nội 10 năm bị bệnh về hô hấp cao gấp nhiều lần người ở dưới 3 năm lại là một cảnh báo nữa; xuất hiện những căn bệnh như dị ứng triền miên vì không khí ở ngay trong nhà ngày càng xấu đi. Rồi tình trạng thiếu điện nghiêm trọng đang diễn ra vài tuần gần đây lại là một cảnh báo khác nếu cứ xây nhà mà chỉ dựa vào năng lượng điện để làm mát.Với tất cả những tác động gần, xa, những trách nhiệm cùng quyền lợi khái quát trên, ta gần như đoán chắc rằng, nhận thức và áp dụng “kiến trúc xanh” đang đứng ngay trước cửa ngõ nhà mình và không có cách nào khác hơn là phải chú ý và dần áp dụng nó thôi.

Tiêu chí đánh giá kiến trúc xanh…

Tổ chức Nghiên cứu Xây dựng Anh (Building Research Establishment – BRE) và một số nhà nghiên cứu tư nhân cùng đưa ra tiêu chí đánh giá công trình xanh vào năm 1990, mục đích là để chỉ đạo thực tiễn xây dựng kiến trúc xanh một cách có hiệu quả và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của xây dựng đối với môi trường khu vực và toàn cầu. Trước tiên, BRE cho rằng đối với hạng mục kiến trúc ở vào các giai đoạn khác nhau thì nội dung đánh giá tương ứng cũng khác nhau. Nội dung đánh giá gồm 3 mặt: Tính năng kiến trúc, thiết kế xây dựng và vận hành quản lý, trong đó đối với kiến trúc ở vào giai đoạn thiết kế, giai đoạn mới xây và giai đoạn mới xây xong và đang tu sửa thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc và thiết kế xây dựng, tính toán đẳng cấp BRE và chỉ số tính năng môi trường, đối với kiến trúc hiện có đang được sử dụng hoặc một bộ phận thuộc về hạng mục quản lý môi trường đang được đánh giá thì đánh giá 2 mặt tính năng kiến trúc, quản lý và vận hành, tính toán đẳng cấp BRE và chỉ số tính năng môi trường. Các điều mục đánh giá bao gồm 9 mặt lớn:
1. Quản lý: Chính sách và quy trình;
2. Lành mạnh và dễ chịu: Môi trường trong và ngoài phòng;
3. Năng lượng: Tiêu hao năng lượng và phát thải CO2;
4. Vận tải: Quy hoạch địa điểm hữu quan và phát thải CO2 khi vận tải;
5. Nước: Vấn đề tiêu hao và rò rỉ;
6. Nguyên vật liệu: Chọn lựa nguyên liệu và tác dụng đối với môi trường;
7. Sử dụng đất: Cây xanh và sử dụng đất;
8. Sinh thái khu vực: Giá trị sinh thái của địa điểm;
9. Ô nhiễm: Ô nhiễm không khí và nước.

Mỗi điều mục chia ra nhiều điều mục nhỏ, tiến hành đánh giá kiến trúc lần lượt trên 3 mặt tính năng kiến trúc hoặc thiết kế và xây dựng hoặc quản lý và vận hành. Đáp ứng yêu cầu tức là có thể có được số điểm tương ứng.

Ứngdụng Kiến trúc xanh trong điều kiện Việt Nam …


Vật liệu xây dựng sẽ được làm từ những nguyên liệu tái chế không ảnh hưởng tới sức khoẻ con người và môi trường. ở Việt Nam, xu hướng tổng quát có thể ghi nhận là ngôi nhà sẽ thay đổi với việc ứng dụng khoa học công nghệ vào kiến trúc.Với loại hình căn hộ, năm 2007, ở chừng mực nào đó, người tiêu dùng có thể sẽ tiếp cận với một thực tế: những công nghệ mới cho phép sử dụng kết cấu mới và vật liệu xây dựng mới có kích cỡ nhỏ, ít chiếm chỗ hơn kết cấu bê tông cốt thép kiểu cũ. Điều này cho phép dành nhiều không gian hơn cho nhu cầu ở và sinh hoạt. Mỗi căn hộ sẽ có phòng (hoặc khu vực) sun-room có ánh sáng trời và mảng xanh nho nhỏ. Một cao ốc căn hộ, chung cư cũ thường bắt đầu bằng công thức cây xanh sân chơi - lobby - phòng và nơi vui chơi, thể thao có thể đưa lên nơi cao nhất. Nay thì người ta có thể dành 1- 2 tầng cho nhu cầu cây xanh ngay trong khối nhà chen lẫn với những tầng có người ở. Cùng với đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin để kiểm soát việc tiêu thụ và cung cấp năng lượng cho căn hộ sử dụng các nguồn năng lượng sạch tích hợp trong khối nhà như năng lượng mặt trời, gió...Với loại hình nhà phố, thời gian tới sẽ là cơ hội để các chủ nhà ứng dụng công nghệ mới cho ngôi nhà của mình. Trước hết, thể loại nhà phố là do tập quán, thực tế vẫn sẽ là loại hình nhà ở trường tồn trong một thời gian dài. Bê tông cốt thép vẫn sẽ là vật liệu kết cấu đại trà, phổ biến. Việc sử dụng năng lượng mặt trời sẽ phổ biến hơn do pin mặt trời ngày càng có công năng tốt, giá thành rẻ. Đèn chiếu sáng ngoài trời, hàng rào... có thể dùng năng lượng mặt trời. Những tiến bộ kỹ thuật sẽ cho phép cải tiến hệ thống thông tin liên lạc, dây truyền tín hiệu trong nội bộ và ra ngoài theo hướng đơn giản mà tốt hơn. Bắt đầu có sử dụng thiết bị kết nối không dây. Về vật liệu, tấm 3D sẽ được chú ý hơn. Hiện nay trên thị trường, tấm 3D được sử dụng đi kèm với thiết kế đồng bộ. Sẽ đến lúc tấm 3D xuất hiện trên thị trường giống như tấm thạch cao, ván ép hiện nay. Trong kiến trúc mặt tiền nhà phố sẽ có sự thay đổi. Các ban công sẽ ít được ứng dụng hơn, thậm chí sẽ biến mất ở một số mẫu vì sự ô nhiễm, bụi bặm, ồn ào. Trong điều kiện đó, cấu trúc mặt tiền ngôi nhà theo kiểu có “lớp vỏ” sẽ được ứng dụng nhiều hơn. Bức tường gạch không phải là mặt tiền “trực tiếp” tiếp xúc với bên ngoài. Lớp vỏ có thể là kính, tấm nhôm… và giữa bức tường với lớp vỏ sẽ có lớp đệm không khí để cách nhiệt, giảm ồn. Khi đó, mặt tiền ngôi nhà sẽ dễ tạo hình hơn.Một xu hướng nữa cần được ghi nhận là ứng dụng của thuật phong thuỷ. Thực tế, ngày càng có nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Đôi khi, chính chủ đầu tư xây nhà không quan tâm lắm thì người thân của họ như cha mẹ, anh em lại quan tâm. Đây là việc khó bởi phong thuỷ là một khoa học có mang những yếu tố tâm linh. Phong thuỷ còn có đặc thù của mỗi quốc gia theo phong tục, tập quán… Có thể trong thời gian không xa nữa sẽ xuất hiện hội tập hợp những người quan tâm đến phong thủy. Lúc đó sẽ có điều kiện để mọi người cùng hiểu đúng và ứng dụng đúng thuật phong thủy trong kiến trúc, xây dựng.

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2009

ĐÂU LÀ LỐI ĐI ?












ngay cái tên tiêu đề đã muốn nói lên chủ đề cần bình luận , cái tên " đâu là lối đi ? " tôi muốn trao đổi vấn đề cách học đối với sinh viên kiến trúc của các trường nói chung , để chúng ta có những con đường đi đúng đắn cho những quan điểm tư duy kiến trúc .bản thân tôi cũng hiện đang là một sinh viên kiến trúc năm 3 .tôi đã từng đặt câu hỏi cho chính bản thân mình là “ muốn học kiến trúc tốt thì phải học như thế nào “ theo tôi nghĩ bất cứ ai khi làm một công việc gì cũng cần phải có những định hướng , cần phải có những phương pháp sắc đáng , nói tóm lại cần có một tư duy đúng đắn , tôi nghĩ kiến trúc nói riêng cũng như những lĩnh vực thuộc phạm trù khác nói riêng thi cần phải có những tư duy đúng đắn cho bước đầu xuất phát , cũng như một vận động viên muốn trở thành một người về đích đầu tiên thì cần phải chuẩn bị tư thế xuất phát điểm thật tốt , tôi nói như vậy cũng không toàn diện mà phải cần them một số yếu tố khác tương tác nhưng rõ ràng những điểm xuất phát đầu thường rất quan trọng , tôi đã đọc cuốn sách nói về “ bí quyết tư duy của những người giàu có ’’ người ta đã đưa ra một công thức như sau :

suy nghĩ - cảm giác - hành động -kết quả

tôi đưa ra công thức trên có vẻ hơi mang tính toán học , nhưng thử ngẫm mà xem nó rất logic , ở công thức thí suy nghĩ được đặt ở đầu câu cho ta thấy được tầm quan trọng của nó . khi chúng ta làm bất cứ một công việc gì dù lớn hay nhỏ thí những suy nghĩ về những tư duy ban đầu đúng đắn thì chúng ta sẽ hành động một cách đúng đắn từ đó hệ quả cuối cùng sẽ tỷ lệ thuận theo , còn nếu những suy nghĩ ban đầu bị lệch lạc thì mọi thứ sẽ trái ngược với những gì mà tôi đã nói ở trên .

tôi chia sẻ những điều mà tôi nói ở trên không phải vì tôi hoàn hảo ma vì tôi mong muốn bản thân tôi cũng như những ai đọc bài viết này cần phải nhìn nhận lại và cố gắng trau rồi bản thân . để có thể nhìn nhận mọi vấn đề một cách đúng đắn nhất vì cái đích của sự thành công thì có rất nhiều những con đường để đến và tôi mong các bạn sẽ đến bằng con đường ngắn nhất bền vững nhất . khi tôi đang viết này tôi cũng đang là một sinh viên rất nghèo .


tôi có vẻ đi hơi xa một chút so với đề tài ” đâu là lối đi?’’.tôi cũng may mắn khi ngay từ khi bước vào con đường kiến trúc tôi đã được nghe rất nhiều những chỉ dạy về cách nhìn nhận kiến trúc nên tôi cũng có một số ảnh hưởng nhất định , và tôi cũng mong các bạn hãy đọc và tìm hiếu những kiến trúc sư lão làng ví dụ như những bậc thầy đầu tiên của nền tảng kiến trúc là lecobursie và frank flowril để thấy được những tư duy về những quan điểm kiến trúc cũng giống như o bài viêt trên Muốn giàu có phải có tư duy của một người giàu. Muốn trở thành triệu phú phải có tư duy của triệu phú.
Tôi viết bài này mong nhận được sự hồi đáp của những ai quan tâm về lĩnh vực kiến trúc để chúng ta chia sẻ với nhau những quan điểm chuyên môn cách nhìn nhận của mỗi cá nhân để từ đó chúng ta tự tổng hợp cho kiến thức riêng của mỗi chúng ta .

Dưới đây tôi muốn trao đổi với các bạn về thực trạng cho các đồ án trong trường học .có một lần đi ngang qua hoạ thất của trường tôi nghe được một câu mà tôi vẫn nhớ mãi của thầy võ ngọc lĩnh đang sửa bài cho một nhóm sinh viên .có vẻ như là đang giảng về đồ án uỷ ban gì đó . thầy nói :” như thế nào là một đồ án uỷ ban 10 điểm “ .không có một câu trả lời nào từ các bạn sinh viên . theo các bạn thì how? còn theo riêng tôi một đồ án 10 điểm nó hội tụ rất nhiều những yếu tố :
- Cách thể hiện đồ án .
- Khả năg thiết kế tốt .
Nhìn thì có vẻ ít nó chỉ tóm gọn trong hai yếu tố trên nhưng mội yếu tố lại bao gồm nhiều nhũng n phần tử mỗi một một phần tử như một mắt xích làm nên một tổng thể .mỗi lần kết thúc một đồ án đem bài về nhà là tôi lại bị một anh kiến trúc sư khoá trên chửi rất nhiều vể cách thể hiện một đồ án , mới đầu là bố cục tổng thể cho đến cách kẻ chữ, nghi chữ , diễn hoạ cách vẽ từng thành phần trong đồ án và đặc biệt là đi màu nước còn yếu . được nghe những lời chỉ bảo tận tình chăng hạn như bố cục đối với bài này là phải như này , đối với hình khối này thì phải ghi loại chữ này , và diễn hoạ loại cây này và một số cách đi màu phải đi như thế này mới đẹp .anh thường kể cho nghe về cách thể hiện đồ án tốt của một số anh đi trước mình mới thấy mình còn phải trau rồi kiến thức rất nhiều .tôi cũng nhận thấy một điều các sinh viên trong lớp nói chung thể hiện bài còn yếu . tôi cũng thường tâm sự với một số thầy cô giáo , các cô thường nói khi chấm điểm đứng trứơc một bài đồ án mà thể hiện không tốt coi rất khó hiểu là cô cho rớt rồi chứ chưa cần xem phần thiết kê tốt hay không , đó là một điều không tôn trọng giáo viên .

Một người làm kiến trúc phải tự tập cho mình một tính cách kỹ lưỡng trong từng nét vẽ mọi thứ phải rất kỹ càng tránh ẩu , vẽ ra một nét phải biết tôn trọng chính nét vẽ của mình , khi nghiên cứu về một vấn đề gì đó phải đi tới cùng của vấn đề, phải tập tính kỹ với chính mình. Vì kiến trúc không phải viết như văn hay toán mà kiến trúc phải thấy được không gian , phải sờ được và đặc biệt thất được cái hồn ẩn trong nó và phải đẹp .tôi thấy nhiều bạn có những ý tưởng rất hay nhưng thể hiện thì rất tồi không cho nguời xem thấy được cái mình cần nói cần diễn đạt như thế không phải đã làm mất đi giá trị của đứa con tinh thần của mình hay sao ? . ngay từ những năm nhất chúng ta đã được trang bị qua những đồ án , đường nét chũ số , tô bong , diễn hoạ , bố cục .những thứ đó để làm gì? . chúng ta cần phải hiểu rằng mỗi một đồ án lớn dần là tổng hợp của những đồ án nhỏ đã qua . vì thể đối với sinh viên năm nhất năm hai chỉ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản nắm chắc làm tốt nó là một điều thành công rồi .

Còn về khả năng thiết kế tốt thì tốt là một vấn đề rất khó nói vì nó lien quan tới cái đẹp mà cái đẹp của mỗi người thi lại đa dạng vì vậy tôi chỉ nói đứng ở cái đẹp chung nhất . tôi nhận thấy có nhiều sinh viên sau mỗi buổi giảng đề cho một đồ án mới là về lo cắm đàu vào vẽ thiết kế , bay bổng trong khi chưa hiểu thấu vê đề tài mình làm, chưa nắm được các yếu tố cơ bản dây chuyền , tiêu chuẩn thiết kế đối với thể loại công trình đó và một số tiêu chuẩn quy cách xây dựng , và đặc biệt chưa nắm được nguyên lý thiết kế phải bắt đầu từ đâu dẫn đén lạc lối . và một su hướng của sinh viên nói chung bây giờ đang bị tình trạng chạy theo hình thức tức là hình khối theo các su hướng hiện đại mang đậm âm hưởng của kiến trúc nước ngoài .có thể nói chúng ta đang ngày càng mai một đi kiến trúc bản sắc dân tộc , ngay cả bản thân tôi cũng không tránh khỏi nhũng yếu tố đó , theo tôi thì nên apdate những thành tựu , xu hướng mới nhưng phải có chắt lọc sao cho phù hợp với văn hoá cũng như con người chúng ta . cũng giống như kiến trúc nhật bản rất khéo pha trộn nhung quan trọng vẫn ẩn được cái hồn kiến trúc rất nhật . còn vn thì sao ? . đó cũng là một câu hỏi cho chúng ta những thế hệ kiến trúc trẻ phải suy nghĩ . chúng ta phải bám sát vào phương châm thiết kế của chúng ta
“ thích dụng , bền vững , thẩm mỹ , kinh tế .” tôi viết bài này bởi tác động của một sinh viên năm dưới và với mong muốn đc chia sẻ những quan điểm kiến trúc để môic chúng ta hiểu về con đường mình phải đi như thế nào như tiêu đề muốn nói “ đâu là lối đi ‘’. Cám ơn các bạn quan tâm và chia sẻ những điều này với những ai quan tâm đến lĩnh vực kiến trúc .chân thành cảm ơn !!!.
Vũ ngọc minh

Làm giàu, ai bảo không khó?

Thế giới có biết bao tỷ phú chật vật với con đường khởi nghiệp, thất bại ê chề và có lúc trắng tay. Nhiều doanh nhân không có đêm ngon giấc, và có lúc họ gần như phát điên. Như vậy, ai bảo làm giàu là không khó?
Tôi trăn trở nhiều khi viết bài này. Ngay chỉ cái tên thôi cũng làm tôi suy nghĩ nhiều. Nên đặt là “Làm giàu rất khó” hay “Làm giàu không hề dễ”. Đặt thế nào để toát lên ý mình định nói, để tránh hiểu lầm. Tôi viết bài này bởi đã được nghe nhiều người nói, thuyết giảng rằng - làm giàu không khó.
Nếu coi ý kiến “làm giàu không khó” là lời khích lệ, là sự động viên, là cách để những người muốn làm giàu không bị nhụt chí thì tôi hoàn toàn đồng ý. Cần khuyến khích, cổ vũ các bạn trẻ và những ai chưa giàu có làm giàu một cách chính đáng. Còn chuyện để trở nên giàu có, thực sự giàu có, giàu có bằng chính trí tuệ, công sức của mình thì tôi thấy không hề dễ. Thậm chí là khó.
Giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: P.H.
Tôi có đọc và nghiên cứu về cuộc đời cũng như cách và quá trình làm giàu của nhiều tỷ phú trên thế giới thì thấy rằng phần nhiều họ có xuất phát điểm không thuận lợi. Có nhiều người trong số họ khởi nghiệp khá vất vả. Họ trải qua nhiều thất bại. Họ đồng hành cùng biết bao thử thách. Không ít lần, họ trở thành người trắng tay. Không biết bao đêm, họ mất ngủ. Chẳng biết bao lần, họ gần như phát điên. Họ ngày đêm trăn trở với sự nghiệp, với việc làm giàu của mình. Và họ trở nên giàu có. Họ thật sự trân trọng những đồng tiền họ kiếm được. Họ biết rằng làm giàu là quá khó. Các doanh nhân Việt Nam cũng vậy. Những người giàu Việt Nam cũng rất cực nhọc để làm ra đồng tiền. Và, họ hiểu rằng làm giàu không hề dễ.
Tôi không bao giờ quên những đồng tiền đầu tiên tôi kiếm được khi học lớp 4. Ông bà nội tôi ở quê nuôi lợn. Vào thời đó, người ta dùng phân chuồng để bón ruộng, mà phân chuồng hình thành từ rơm, rạ, cỏ và phân lợn. Sau khi được những chú lợn quần nát để rồi rơm, rạ, cỏ ngấm cùng những gì lợn thải ra trong nửa năm trời người nông dân có phân chuồng để bón ruộng. Một năm cấy 2 vụ lúa, tức một năm cần 2 mẻ phân chuồng.
Tôi đã nhận ra cơ hội này và đã “dành” được “hợp đồng” đầu đời của mình. Tôi đi cắt cỏ bán lại cho chính ông bà nội mình. Mỗi gánh cỏ được một hào. Đống cỏ cao ngất trước cửa chuồng lợn nhà ông bà nội tôi là kết quả của “hợp đồng” đáng nhớ này. Cũng nhờ sức lao động, sự cần cù chăm chỉ và sự “đàm phán” với ông bà nội mà tôi có đến cả chục đôla khi còn bé xíu. Để rủng rỉnh tiền mua bút mực, giấy vở, dụng cụ học tập và sách,… Nhà tôi khi đó nghèo lắm. Nghèo kiết xác - như người làng vẫn nói.
Tôi cũng không quên các năm từ lớp 4 đến lớp 7 mình đi cắt cỏ nuôi trâu và thực hiện “hợp đồng” với ông bà nội cùng “dụng cụ hành nghề” là đôi quang gánh phải buộc lên rất cao. Người tôi quá thấp để có thể sử dụng được đôi quang và chiếc đòn gánh của người lớn! Thời đó người ta chưa làm ra quanh gánh cho trẻ con. Tôi cũng chẳng bao giờ quên được những lần bị gió thổi bay xuống ruộng hay bờ đê bởi mình không đủ sức chống chọi với gió. Nhất là gió của những ngày giông tố bất ngờ.
Và có lẽ ngay khi mới học lớp 7 tôi đã có số tiền vài chục đồng, tương đương với cả vài chục đôla thời bây giờ. Những đồng tiền đã giúp tôi không phải xin tiền cha mẹ. Tôi thậm chí đã biết và có cơ hội trợ giúp cha mẹ mình trong miếng cơm, chén nước mỗi ngày. Cũng từ khi đó đến mãi bây giờ tôi không phải xin tiền bố mẹ nữa.
Một trăm đôla đầu tiên tôi tự mình kiếm được khi học dự bị tiếng Nga (chuẩn bị trở thành sinh viên năm thứ nhất đại học) khi học tại khoa Dự bị trường Đại học Tổng hợp Matxcơva mang tên Lomonosov. Khu ký túc xá chúng tôi ở khi đó là phố Svernhika, số nhà 19. Ngay năm dự bị này tôi đã có cơ hội cầm trên tay, có cơ hội sở hữu thật sự những đồng đôla thật. Câu chuyện là khi đó các bạn sinh viên nước ngoài, nhất là sinh viên da đen bán đôla Mỹ lấy rúp Nga để tiêu (3 rúp một đôla). Những người có nhu cầu mua lại với giá 3,3 rúp lấy 1 đôla. Lãi suất 10%. Quay vòng càng nhanh, lãi càng nhiều. Vốn không phải bỏ ra thì còn gì tốt hơn. Nhưng kiếm những đồng đôla đầu tiên đó cũng không dễ. Tổn hại nơ ron thần kinh. Mất thời gian. Nguy hiểm. Rủi ro. Và tôi biết ngay từ khi đó rằng làm giàu không dễ.
Cùng trong năm dự bị tiếng Nga tại thủ đô của Liên Xô những năm 80 của thế kỷ trước tôi được sở hữu 1.000 đôla đầu tiên. Thời đó đôla Mỹ bị cấm. Người Việt Nam (và cả người dân các nước xã hội chủ nghĩa) không được dùng đôla nói chi đến chuyện sở hữu. Chỉ có người các nước tây Âu, châu Phi, châu Mỹ… mới có quyền có và sử dụng ngoại tệ mạnh. Nếu bị phát hiện sở hữu hay sử dụng ngoại tệ mạnh có nguy cơ bị đuổi về nước.
1.000 đôla lúc đó tương đương với quãng 3.000 rúp là con số rất rất lớn đối với những ai chuẩn bị là sinh viên năm thứ nhất. Mà nó cũng là rất lớn đối với tất cả mọi người vì học bổng một tháng chỉ có 80 rúp, một chiếc bàn là chỉ có 7 rúp, một dây may xo để làm bếp điện chỉ có 25 xu, 1 cốc nước có ga chỉ là 1-3 xu mà thôi. Tiền giá trị vô cùng. Nhất là khi dùng tiền đó mua thuốc tây, mua đồ điện, áo bay gửi về Việt Nam.
Từ mốc 1.000 đôla lên mốc 10.000 đôla là cả một câu chuyện
Kiếm tiền và làm giàu ai đó tưởng dễ nhưng không hẳn như vậy. Người kinh doanh phải tính toán và lo đủ thứ. Phải tính được các rủi ro. Phải tự lên kế hoạch kinh doanh chi tiết. Phải có tư duy tổng thể. Phải quản lý được tiền. Phải quay vòng đồng tiền nhanh nhất. Mà thời đó có ai trong chúng tôi được học về quản trị kinh doanh, về bán hàng, về kiếm tiền đâu. Bao cấp mà. Nhất là lũ sinh viên ngu ngơ từ vùng quê nghèo xuất ngoại chúng tôi.
Một kỷ niệm không bao giờ quên trong cuộc đời là tôi đã phải chứng kiến nỗi buồn tê tái: Mất 17.000 đôla trong khi tổng tài sản chỉ có 13.000. Tôi đã hầu như mất trí nhớ. Tôi đã hầu như phát điên. Tôi đã thất vọng và cảm thấy chán nản vô cùng. Tôi thấy cô đơn và bất lực. Và khi đó, tôi mới thấu hiểu ý nghĩa của 2 từ thiêng liêng này. Cô đơn và bất lực. Số tiền mất mát quá lớn. Lớn quá mức tưởng tượng của một cậu bé thời đó.
Một bài học cũng rút ra từ đó trong tôi rằng tư duy làm giàu là quan trọng nhất. Muốn giàu thì phải có tư duy làm giàu. Nếu có tư duy làm giàu rồi thì dù có mất trắng tay cũng bắt đầu lại từ đầu và làm giàu lại một cách nhanh chóng hơn và không quá đỗi khó khăn. Tư duy làm giàu là mấu chốt, là bắt đầu của mọi bắt đầu. Sau này có cơ hội đi Mỹ, đi Anh, đi Australia, đi Nhật,… tôi có mua mua được nhiều sách dạy làm giàu bằng đủ các thứ tiếng. Tôi đã đọc ngấu nghiến để học, để hiểu, để biết cách làm giàu một cách bài bản. Tôi cũng đã may mắn mua được cuốn “Think and grow rich” của Napoleon Hill. Ở đó tôi tìm thấy nhiều điểm giống tư duy của tôi ngày xưa. Cuốn sách trở thành cẩm nang, sách gối đầu giường của tôi ngay từ khi mua được. Đi đâu cũng thường mang theo. Để đọc. Để ngẫm. Để ứng dụng. (Và may mắn thay chúng tôi đã mua được bản quyền cuốn này và xuất bản ra tiếng Việt với cái tên “Think and grow rich - 13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu”). Cuốn sách đã mang lại lợi lộc lớn cho rất nhiều doanh nhân, rất nhiều bạn bè tôi, rất người muốn và đang làm giàu (như chị Trang, giám đốc John Robert Powers, như anh Steve Gandy phó chủ tịch tập đoàn Metso…)
Cái mốc có 100.000 đôla rất đáng nhớ
Tôi không bao giờ quên rằng mình đã để nguyên cọc tiền còn nguyên đai nguyên kiện, nguyên serie, còn bọc nguyên trong bao ny lông trong suốt để ngắm. Tôi đã ngắm rất lâu. Tôi đã ngủ cùng cọc tiền nguyên đai này suốt một đêm và trải qua những phút giây sung sướng hiếm có. Sau này khi có nhiều tiền hơn, những cảm giác ngất ngây khi sở hữu và ngắm những đồng tiền không còn nữa. Hay nói đúng hơn là không thể bằng một phần của cái ngày đáng nhớ này.
Tôi nhớ rằng đã không biết bao nhiêu lần mình bị đói khi đang sở hữu một đống tiền. Đói vì nhiều khách hàng đến mua hàng. Mà toàn những lô hàng lớn, những hợp đồng “ngon”. Mình thì không muốn từ chối. Không muốn mất khách. Họ đến lấy hàng đúng vào lúc ăn trưa, ăn tối. Nhiều ngày đứt bữa. Nhiều hôm nhai cơm như nhai rơm, nhai trấu. Còn cảm giác gì nữa đâu.
Tôi không thể quên rằng đã bao lần nằm đói ở sân bay. Tiền có bao nhiêu đã mua hết hàng. Chỉ tính toán để có đủ tiền đi taxi, tiền thuê bốc vác. Nhưng máy bay chậm vì sương mù, vì tuyết rơi nhiều, vì sự cố kỹ thuật, vì trăm nghìn nguyên nhân khác. Biết vậy nhưng lần khác vẫn đói, vẫn không còn tiền để ăn - tham quá. Người kinh doanh luôn dùng tối đa số tiền, huy động tối đa tài chính để kiếm tiền, để xoay vòng. Để giàu nhanh. Để thật nhanh.
Người có tiền, sở hữu nhiều tiền nhưng phải chịu rét cắt da cắt thịt. Phải chịu cái nóng như thiêu như đốt. Phải chịu muỗi cắn, ong châm. Phải “ngấm” mồ hôi đầm đìa như tắm. Người có nhiều tiền nhưng nhiều khi cũng chẳng được hưởng thụ, được sướng, được làm người giàu.
Mỗi đồng tiền kiếm ra là những giọt mồ hôi. Những giọt mồ hôi không chỉ thấm trên quần, trên áo, trên tóc, trên da mà ngấm vào từng đồng tiền. Mồ hôi ngấm vào khi ta nhận, khi ta đếm. Mỗi đồng tiền kiếm ra là chứa đựng những nơ ron thần kinh bị hao tổn, những suy nghĩ và tính toán, những phương án và biện pháp. Nhiều khi người doanh nhân có tâm trạng hơn cả ngồi trên đống lửa. Nhiều khi doanh nhân gần như điên khùng, nhiều khi tưởng chừng không thể vượt qua. Nhất là khi khủng hoảng.
Mỗi đồng tiền kiếm ra là những vất vả, gian nan, những cực nhọc khó tưởng tượng. Bao đêm không ngủ. Bao sáng thức giấc khi cả thế giới đang ngủ ngon. Bao nhiêu ngày không nhìn thấy ánh mặt trời. Bao đêm thức chỉ nghe thấy tiếng tíc tắc của đồng hồ.
Bao doanh nhân chúng ta ăn trưa chỉ là cái bánh mỳ kẹp, là bát phở nguội, là đĩa cơm bình dân. Ngồi ăn ngay tại bàn làm việc. Bao doanh nhân phải ngủ gục trên bàn. Nhiều doanh nhân, tôi biết, qua đêm tại cơ quan. Chuyện nửa đêm mò về nhà khi cả nhà đã ngủ say là chuyện thường. Cá biệt, có những trường hợp cha con cả tuần không gặp nhau: cha về thì con đã ngủ. Con đi học sáng thì cha chưa tỉnh giấc.
Tôi viết bài này trong lúc đang triển khai chương trình “15 phút tư duy” giai đoạn 2 tại các trường đại học trên cả nước. Tôi muốn các em sinh viên thay đổi tư duy. Cần có tư duy đúng trong mọi phương diện, trên mọi lĩnh vực. Tư duy làm giàu. Tư duy thành công. Tư duy quản lý mới. Tư duy học và hành. Tư duy khởi nghiệp. Tư duy đọc sách siêu tốc…. Các trường đại học tại HN và TP HCM đã tổ chức và tôi đến để mong muốn giúp các em thay đổi tư duy. Ngay sáng nay là chương trình tư duy sáng tạo tại Đại học FPT TP HCM.
Từ hàng chục chương trình này, với hàng nghìn bạn sinh viên tham gia tôi nhận thấy rằng, các bạn trẻ ngày nay khát khao làm giàu. Quyết tâm làm giàu của thế hệ trẻ thật là mạnh mẽ. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng các em sẽ thành công. Trong quá trình giảng dạy, thuyết giảng hay trao đổi, tôi nhận thấy sinh viên Việt Nam chúng ta nắm kiến thức kinh doanh cơ bản khá tốt. Các em rất thông minh, nhanh nhẹn, có nhiều ý tưởng. Tuy nhiên, các em đang thiếu thực tế thương trường, ít va chạm. Các em chưa thật sự có những người “thầy” có kinh nghiệm và trải nghiệm. Hơn nữa có lẽ các em chưa có tư duy làm giàu thật sự đúng, khát khao làm giàu chân chính chưa thật sự mạnh. Tôi muốn các em học được nhiều hơn nữa từ những người đi trước: từ thành công và thất bại. Để các em rút ngắn thời gian, giảm bớt vấp ngã và trở nên giàu có nhanh hơn và bền vững. Tôi muốn các em hiểu rằng làm giàu không dễ nhưng hoàn toàn có thể. Muốn giàu có phải có tư duy của một người giàu. Muốn trở thành triệu phú phải có tư duy của triệu phú.
Làm giàu không dễ. Tuy nhiên làm giàu cũng là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Cần phải làm giàu để giúp mình, giúp gia đình mình, giúp quê hương mình và giúp đất nước mình. Đất nước Việt Nam chúng ta sẽ trở nên giàu có khi có rất nhiều, rất nhiều doanh nhân, rất nhiều, rất nhiều người giàu.

Giải thưởng Loa Thành 2009

Thứ bảy, 21 Tháng 11 2009 09:00 Ashui.com

Giải thưởng Loa Thành dành do đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên các trường thuộc khối Kiến trúc - Xây dựng do 5 cơ quan gồm Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Hội Kiến trúc sư VN, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Xây Dựng đồng dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật VN đã được tổ chức 20 năm và phần nào được coi là có tác dụng khuyến khích nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Kiến trúc – Xây dựng. Giải thưởng Loa Thành năm 2009 (lần thứ 21) có 14 trường tham gia xét chọn với 123 đồ án. Lĩnh vực Kiến trúc & Quy hoach có 40 đồ án là lĩnh vực có truyền thống, năm nào cũng có nhiều đồ án dự thi nhất, tiếp theo là chuyên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp – 38; Công trình thuỷ – 17; Kỹ thuật hạ tâng & Môi trường Đô thị – 16 và Công trình giao thông – 12 đồ án.
Các sinh viên đoạt giải Loa Thành 2009 trong Lễ trao giải tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (ảnh: Bích Vượng)
Các Hội đồng chuyên ngành đã khẩn trương làm việc trong đầu tháng 11/2009 và đã có kết quả trình lên Hội đồng giải thưởng. Kết quả thảo luận ở các Hội đồng chuyên ngành cũng như Hội đồng giải thưởng đã đi đến các nhận xét sau đây (cũng là các điểm lưu ý các trường về cuộc thi): 1 - Năm nay trong số đồ án dự thi đã có khoảng 14% đồ án được đánh giá là các đồ án tiêu biểu, xuất sắc, đáp ứng các tiêu chuẩn của cuộc thi. Các đồ án này đã thể hiện đầy đủ, hoàn hảo Tiêu chuẩn thứ nhất là tính tổng hợp và hệ thống kiến thức của một kiến trúc sư / kỹ sư, phù hợp với mục tiêu đào tạo chuyên ngành; và Tiêu chuẩn thứ hai là khả năng ứng dụng các tiến bộ KHKT hiện đại và có nhiều sáng tạo, táo bạo gắn với việc giải quyết tốt dây chuyền công năng và kỹ thuật. Đây là hai Tiêu chuẩn quan trọng mà các đồ án dự thi phải đạt được điểm cao thì mới đoạt giải. Nhiều tác giả đồ án được đánh giá là có khả năng tự học khá tốt để trong thời gian 14-16 tuần đã mở rộng được kiến thức lý thuyết và bám sát được các đòi hỏi sinh động từ thực tiễn làm cho đồ án có được tính thuyết phục cao đối với Hội đồng bảo vệ cũng như Hội đồng chuyên ngành. 2 - Mặc dù trong Quy chế và trong các Thông báo số 1, 2 và 3 về cuộc thi, Hội đồng giải thưởng, Ban tổ chức đã lưu ý các trường cần chọn đồ án dự thi chặt chẽ và đúng quy chế. Nhưng các năm gần đây việc vi phạm các quy định vần còn xảy ra ở một vài trường. Trước hết là vi phạm về tỷ lệ đồ án dự thi trên tổng số sinh viên tốt nghiệp, thứ đến không chỉ một trường đã gửi đồ án là các công trình nghiên cứu khoa học về một đề tài cụ thể (có trường còn gửi cả các đồ án mà thực chất chỉ là các Báo cáo thực tập tốt nghiệp). 3 - Đã có một vài trường gửi đồ án về các đề tài quen thuộc từ những năm trước, trong đó có một số đề tài đã đoạt giải mà trong đồ án dự thi năm nay lại không có gì mới, nhất là ở Tiêu chuẩn thứ hai (sáng tạo, độc đáo) nên các Hội đồng chuyên ngành đã không xếp giải. Vì vậy đề nghị các trường không gửi dự thi các đồ án về các đề tài cũ đã gặp ở các năm trước, mặc dù có thể tại các Hội đồng bảo vệ tốt nghiệp các đồ án đó đạt điểm cao.
Đồ án "Nhóm nhà ở cao tầng thương mại văn phòng Nguyễn Công Trứ - Hà Nội" của Lê Thành Luân - ĐH Xây dựng Hà Nội
4 - Về độ “lỡ nhịp” giữa các trường với thực tế sản xuất & nghiên cứu trong lĩnh vực kiến trúc-xây dựng có thể nêu lên các nhận xét sau:
a) Không chỉ một lần Ban Tổ chức giải đã khuyến cáo các Thầy Cô việc cập nhật các Quy phạm & Tiêu chuẩn mới cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang kiến thức cho các tân KTS-KS để bước vào đời. Tuy nhiên năm nay vẫn còn các đồ án dự thi đã sử dụng các Quy phạm & Tiêu chuẩn của những năm 60-70. b) Về lĩnh vực công trình: hầu hết cả Thầy cả Trò đều ham thích thực hiện các đồ án về các công trình cao tầng. Nhưng rất tiếc công nghệ thiết kế và thi công trong các đồ án đó đã không có nhiều đổi mới. Mặc dù hiện nay có thể nói đang là thời kỳ đô thị hoá ồ ạt, đòi hỏi phải xây rất nhanh, rất nhiều nhà ở và các loại công trình khác trong các đô thị mới. Nhiều công nghệ mới đã ra đời để đáp ứng tốc độ phát triển đó. Tuy nhiên cho đến tận bây giờ theo đề xuất trong các đồ án dự thi, những toà cao ốc đó vẫn mọc lên bằng cách “cặm cụi nối vô số sợi thép” với nhau rồi đổ bê tông thành các cột khung nhà và xây dựng tường bằng cách “phết vữa” lên từng viên gạch. Trên thực tế các công nghệ về bê tông lỗ rỗng, xi măng lưới thép, bê tông đúc sẵn, kết cấu thép hình v.v… đang là các công nghệ xây dựng mà nhiều nước có cùng một hoàn cảnh khủng hoảng thiếu nhà ở, văn phòng tại các đô thị lớn như nước ta (các nước Châu Phi, Mỹ La tinh , Israel , Thái Lan v.v…) đã dùng gần nửa thế kỷ qua. Đã có chuyên gia nước ngoài nhận xét là “hình như các nhà đầu tư Việt nam đều là tỷ phú cả về thời gian lẫn tiền bạc (vì thời gian thi công càng kéo dài, lãi suất vốn vay ngân hàng càng lớn , còn công nghệ mới giúp thi công nhanh hơn, quay vòng vốn nhanh hơn, vì thế giá công trình sẽ rẻ hơn)”. c) Về lĩnh vực quy hoạch các khu đô thị : Thầy &Trò trong các đồ án của mình vẫn không thoát khỏi mục tiêu là xây dựng các Tiểu khu nhà ở đơn chức năng, trong khi đó trên thế giới cũng như chính sự tự phát gần đây của cộng đồng dân cư ở các Tiểu khu đó đã hướng đến “phố hoá” các khu đô thị ngày càng nhiều.
d) Đối với các công trình kiến trúc thì còn nhiều đồ án thiên về tạo hình, chạy theo ngôn ngữ biểu đạt của hình khối, giải pháp kỹ thuật cao mà rất ít đồ án có cách tiếp cận nội dung đề tài mang tính nhân văn sâu sắc.
Đồ án "Trung tâm triển lãm mỹ thuật đương đại Thủ Thiêm" của Nguyễn Phương Thảo - ĐH Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh 5 - Cũng còn các đồ án có nhiều sai sót không những về kiến thức cơ bản , mà còn cả sai sót về sử dụng số liệu, về việc đưa các kết quả tính toán không khớp với công trình đang nghiên cứu . Đây có phải chỉ là do tác phong làm việc thiếu nghiêm túc hay chính là một cách làm đang là “phổ biến” trong các trường hiện nay, đó là sự sao chép các đồ án đã có của sinh viên và sự dễ dãi của các Thầy Cô hướng dẫn.
6 - Mặc dù trong kinh tế thị trường chúng ta đều nói đến lợi nhuận và hiệu quả, nhưng đã nhiều năm vắng bóng các đồ án về lĩnh vưc kinh tế chuyên ngành . Một câu hỏi đặt ra có phải đây là lĩnh vực khó hay không đáng quan tâm đối với các nhà kỹ thuật họăc là do trong mục tiêu đào tạo các trường đã coi nhẹ các kiến thức kinh tế ngành. Ngày 10/11/2009, Hội đồng giải thưởng Loa Thành năm 2009 đã họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch hội đồng – KTS Nguyễn Tấn Vạn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam để xét giải với sự tham gia của 05 Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành. Hội đồng đã nhất trí xếp giải như sau :
47 giải chính thức bao gồm (không có giải Đặc biệt): 04 giải Nhất, 13 giải Nhì, 30 giải Ba và 23 giải Khuyến khích. 04 giải nhất thuộc về các chuyên ngành Kiến trúc & Quy hoạch (1 đồ án), Kỹ thuật hạ tầng & Môi trường Đô thị (1), Công trình thuỷ (1) và Xây dựng Dân dụng & Công nghiệp (1). Các đồ án đều được đánh giá là hoàn chỉnh, không có sai sót lớn, đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Sinh viên Phạm Hữu Lộc với đồ án “Trung tâm văn hoá cộng đồng người Hà Nhì” (chuyên ngành KT&QH, ĐH Kiến trúc Hà nội) đã dành nhiều công sức đi thực tế, hoà nhập với dân bản nhằm tìm hiểu phong tục, tập quán, lối sống để tạo dựng một công trình đa chức năng phục vụ trực tiếp người dân Hà Nhì, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng, qua đó lưu giữ phát huy các giá trị truyền thống đặc sắc của người dân. Trần Thị Diễn với đồ án “Ứng dụng mô hình Mike-Basin tính toán, đánh giá biến đổi tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Cầu” (chuyên ngành Công trình thuỷ, ĐH Thuỷ Lợi) đã mạnh dạn ứng dụng mô hình Mike&Basin cho cả hai modun cân bằng số lượng nước và chất lượng nước là một cách làm mới, được đánh giá là có đóng góp cho thực tế sản xuất. Mai Viết Chinh với đồ án “Thiết kế và tổ chức thi công trụ sở giao dịch của Công ty cổ phần đầu tư CEO và Công ty VINACONEX 9” (chuyên ngành XD DD&CN, Học viện Kỹ thuật quân sự) có khả năng độc lập cao trong nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KHKT vào thực tiễn để đưa đến các kết quả chính xác trong tính toán móng cọc đáy mở rộng và tính động đất theo QP&TC hiện hành. Đinh Đỗ Liên Hương với đồ án ”Quy hoạch mạng lưới giao thông TP Hội An, Quảng Nam” (chuyên ngành KTHT&MTĐT, ĐH Kiến trúc Hà Nội) đã bám sát thực tế lấy số liệu cập nhật, đề xuất các giải pháp hợp lý trong quy hoạch mạng lưới đường, thiết kế tuyến và tổ chức mạng lưới giao thông công cộng phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố...
Đồ án "Trung tâm văn hóa cộng đồng người Hà Nhì (Bát Xát - Lào Cai)" của Phạm Hữu Lộc - ĐH Kiến trúc Hà Nội 13 giải Nhì cũng là các đồ án tốt, đạt số điểm cao ở Tiêu chuẩn thứ nhất (tính tổng hợp và hệ thông kiến thức), mặc dù chưa thật sự hoàn thiện. Ở Tiêu chuẩn thứ hai tuy khả năng áp dụng các tiến bộ KHKT là tốt, có các chuyên đề nghiên cứu sâu, phù hợp, nhưng lại ít đồ án có được các đề xuất độc đáo, sáng kiến táo bạo. Ngoài ra các đồ án cũng chưa làm rõ được tính khả thi trong điều kiện kinh tế-xã hội và công nghệ của địa phương nơi công trình được xây dựng. 30 giải Ba là các đồ án tuy cũng thể hiện được tính tổng hợp, hệ thống kiến thức, nhưng ở một số đồ án này còn có khiếm khuyết hoặc là ở các đồ án khác phần ứng dụng các tiến bộ KHKT không nhiều, chưa có đề xuất độc đáo. Các trường gửi nhiều đồ án dự thi cũng là các trường đoạt nhiều giải cao như ĐH Kiến trúc HN, ĐH Xây dựng, ĐH Thuỷ lợi, ĐH Kiến trúc TPHCM. Trường ĐHDL Phương Đông và ĐH Bách Khoa Đà Nẵng cũng là các trường có tỷ lệ đồ án đoạt giải cao (6/8 và 5/7). Hội đồng giải thưởng hoan nghênh Học viện Kỹ thuật Quân sự trong các năm gần đây đã không chọn được đồ án đủ tiêu chuẩn để xét chọn nhưng năm nay đã đưa 01 đồ án tham gia và đã đoạt giải Nhất